Sau 30 tuổi, bạn bị hiện thực thay đổi bao nhiêu?

Chào bạn, mình là Chang - mình ở đây để chia sẻ câu chuyện của mình và lắng nghe câu chuyện của bạn!

Trước cửa nhà tôi có một cửa hàng "Cung ứng rau xanh" bà chủ rất nhiệt tình, sẽ hàn huyên với mỗi vị khách bước vào cửa hàng nhỏ, "hôm nay tan làm muộn vậy?', "hôm nay nhà bạn ăn lẩu sao" , "hôm nay mua khổ qua là chuẩn bị làm khổ qua xào trứng sao?" , cứ như vậy cô ấy thông qua một cửa tiệm nhỏ hiểu được cuộc sống của những người đến rồi đi. Mỗi lần họ mua rau xong trước khi ra khỏi tiệm cô ấy đều sẽ tặng người ta ít rau gia vị, có khi là ít rau mùi, đôi khi là mấy cọng hẹ, chỉ là một cửa hàng "cung ứng rau xanh" bình thường lại là nơi tôi thích nhất sau khi tan làm mỗi ngày. Bà chủ đeo gang tay áo màu bạc tựa trong góc bận rộn cân, bận rộn chào hỏi, bận rộn nhét vào túi nilong của bạn mấy cọng rau thơm, tất cả những điều này khiến tôi cảm thấy thân cận và ấm áp. Trong thành phố cô đơn này, một cửa hàng "cung ứng rau xanh" chỉ có vài mét vuông này bị chìm trong những công trình cao thấp đan xen nhưng là nơi gần hơi thở cuộc sống nhất, gần nhà nhất. Sau nhiều lần đến cửa hàng, tôi biết rằng bà chủ cột tóc đuôi ngựa mang tạp dề màu xanh này đã ngoài 30 tuổi. Nhiều lần đến cửa hàng ấy, tôi bắt đầu hiểu được cuộc đời của cô ấy, sau khi tốt nghiệp trung học, cô ấy miễn cưỡng thi vào một trường dạy nghề, ngành thương mại điện tử. Sau khi tốt nghiệp thi vào đại học, mở một cửa hàng online trên Taobao và làm nhân viên văn thư trong một công ty nhỏ, 1 tuần còn livestream vài lần. Sau đó gặp người chồng hiện tại, kết hôn sinh con, hai người kinh doanh cửa hàng nhỏ này. Từ 20 tuổi đến 30 tuổi, ròng giã 10 năm, cô ấy chỉ dùng thời gian mấy phút để hoàn thành tổng kết khái quát:

Cô ấy nói những năm tuổi 20 nhìn thấy rất nhiều câu chuyện chăm chỉ trên mạng, từng muốn đọc nhiều sách, muốn có chỗ đứng trong thành phố, cô ấy nói khi tuổi 30, mỗi ngày 4 - 5h đã thức dậy, ngồi trên chiếc xe ba bánh của chồng, phía sau kéo theo cuộc sống của một nhà ba người.

Cô ấy nói những năm tuổi 20, thích sạch sẽ, thích thời trang, muốn mở một cửa hàng quần áo, muốn trở thành thành phần tri thức có thể diện, chỉ là chưa từng nghĩ sẽ đi bán thức ăn, cô ấy nói khi tuổi 30, cô ấy đã mặc vài chiếc tạp dề cũ kỹ, cô ấy quan tâm đến thị trường và giá rau, đau lòng khi dưa chuột và cà chua héo rũ, thích đất và sương sớm dính nửa trên rau củ cải tươi. 

Cô ấy nói khi 20, có rất nhiều thứ cô ấy muốn thay đổi, chẳng hạn như cái nghèo của bậc cha chú, ví dụ như sự tầm thường của bản thân. Cô ấy nói khi tuổi 30, cô ấy dường như chẳng thể thay đổi được điều gì nhưng lại bị cuộc sống thay đổi rất nhiều, ví dụ như tính khí nóng nảy, cũng chẳng còn khuôn mặt trẻ trung.

Cô ấy nói ở tầm tuổi 20, từng cảm thấy xã hội này khá bất công, vì sao có những người sinh ra điều kiện đã tốt như thế, mà bản thân mò mẫm lặn lội lại chẳng ai kéo cô ấy một tay, cô ấy nói khi 30 tuổi, bản thân cảm thấy rất hạnh phúc, con gái hiểu chuyện, chồng săn sóc xem như cũng có gia nghiệp, có rất nhiều người cực khổ bản thân như vậy đã rất tốt rồi. Sau đó trước cửa hàng "cung ứng rau xanh" tôi từng nhìn thấy đứa trẻ nhà cô ấy, tiểu cô nương trắng nõn nà, nằm bò trên chiếc bàn vuông nhỏ đặt trước cửa tiệm cầm bút chì học viết số, chồng cô ấy thì sao, cúi người sắp xếp hết giỏ trái cây này đến giỏ trái cây khác trưng bày. Người đi đường đến rồi vội vã đi, trong từng đợt đồng nghiệp, có người cô ấy sẽ thỉnh thoảng ngưỡng mộ, có người thỉnh thoảng cũng sẽ ngưỡng mộ cô ấy. Cô ấy sống cuộc đời 30 tuổi của mình một cách bình an, hòa thuận, không tự tin kiêu ngao.

Tôi nhớ đến một số câu chuyện, trong cuốn "học sinh tuyển đợt 2 của tôi" của Hoàng Đăng, một trường tuyển sinh đợt 2 bình thường, bên trong chứa số lượng lớn học sinh bình thường, đa số họ xuất thân bình thường, một đường tuần tự tiến tới, bước chân theo giáo dục định hướng về thi cử, đi vào khuôn viên trường đại học không xuất chúng, nhưng cũng không lạc hậu, họ từng dã tâm bừng bừng và háo hức muốn thử với tương lai, sau đó tốt nghiệp, đa số bọn họ, thuê trong những căn phòng chật chội nhỏ hẹp, chấp nhận một công việc bình thường nhưng cũng vừa ý, những dã tâm đó, dần chìm trong giá nhà một đường tăng vọt, trong những chuyến tàu điện ngầm chen chúc nhau, cũng chìm trong sự già nua của cha mẹ và sự bình thường cam tâm tình nguyện.

Một khi họ có một công việc ổn định thì sẽ nhanh chóng kết hôn, sinh con bận rộn cho gia đình, sau đó gánh vác trách nhiệm. Mỗi người bọn họ, giống như mỗi đêm tối, mọi ngọn đèn chiếu rọi từ mỗi tòa nhà cao tầng dường như y như vậy, nhưng dường như vẫn khác nhau, "họ" là tôi và cũng là người một đường tôi phải gặp.

Tôi năm nay gần 30 tuổi có một nhóm bạn tuổi xấp xỉ nhau, có một nhóm đồng nghiệp tuổi ngang nhau, khi ra ngoài sẽ gặp gỡ, chúng tôi giống nhau, nếu so sánh với những dã tâm ở tuổi 20, chúng tôi của hiện tại, đều được xem là "không có tiền đồ", chúng tôi không trở thành nhà văn, học giả tinh anh của xã hội này, chúng ta chỉ đi làm lúc mặt trời mọc, quay về lúc mặt trời lặn, phiền muộn vì những vụn vặt trong cuộc sống, vui mừng vì một chút tiến bộ. Nhưng có lẽ, chúng ta những người từng bị cuộc sống mài giũa mới thực sự bắt đầu hiểu được, cuộc sống là vì cái gì, những góc cạnh bị mài giũa ấy, ở nơi chúng ta không nhìn thấy được, dịu dàng chống đỡ chúng ta, dạy chúng ta sự ấm áp của một ngày ba bữa, chèo chống cho chúng ta trở thành một người lớn bình thường có thể tỏa sáng!

Hiện thực đã thay đổi bạn bao nhiêu? hy vọng bạn hạnh phúc!

Super E.L.F Station

Comments

Popular posts from this blog

Đừng lo lắng, sẽ ổn thôi!

Mong cho bạn tìm được chính mình ở phiên bản tốt nhất!

Chúng ta nỗ lực như vậy, đến cùng là vì sao?